Trong tuổi thơ của mỗi chúng ta, chắc hẳn các bạn đều được bà hoặc mẹ kể cho những câu chuyện cổ tích thú vị để dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là các câu chuyện với sự tưởng tượng của tác giả, mang lại viễn cảnh mà trong đời thực chẳng bao giờ có.
Thế nhưng, chức vô địch của Leicester City 2015/2016 lại là câu chuyện cổ tích mà khiến cho tất cả những fan hâm mộ bóng đá khi ấy phải trầm trồ. Họ cảm thấy thú vị khi có một đội bóng ngoài big six vô địch, mà trong đội hình không có lấy một siêu sao nào quá nổi bật. Đó là chức vô địch mà sức mạnh tập thể và tài cầm quân của gã thợ hàn Ranieri.
Vậy mà, chỉ 8 năm sau, bầy cáo đã phải chia tay với giải đấu cao nhất xứ sở sương mù để xuống chơi tại giải hạng nhất Anh. Chấm dứt kỉ nguyên họ góp mặt tại EPL hơn 10 năm qua.
Ở mùa giải 2015/2016, chẳng ai thời điểm đấy đánh giá Leicester City là ứng cử viên vô địch cả, bởi chỉ ngay mùa trước thôi họ vẫn trong nhóm các câu lạc bộ tham gia trụ hạng. Nhưng bằng nỗ lực và tinh thần đoàn kết, đội quân của Ranieri đã khiến cho Tottenham lẫn Arsenal ôm hận khi cùng khiến cho hai đại diện Bắc London ngậm ngùi nhìn bầy cao giương cao chức vô địch ngoại hạng anh tại King Power.
Ngôi vương khi ấy đã đánh dấu bước chuyển mình lớn của họ, các cầu thủ chủ chốt dần dần rời đội bóng, khiến cho câu chuyện chảy máu lực lượng bắt đầu xảy ra. Tuy nhiên, với việc mua sắm lẫn chi tiêu hợp lý trên thị trường chuyển nhượng, không khó để The Fox sớm lấy lại phong độ ở các mùa tiếp theo. Những tân binh chất lượng đã được mang về có thể kể đến như Maguire, Maddison hay là Fofana. Họ vẫn duy trì được thế ngựa ô của mình qua nhiều năm liền, để trở thành một đội cạnh tranh cho xuất dự cup châu âu Europe League.
Ấy thế mà, với cách làm bóng đá mua rồi lại bán giá cao đã không thể giúp cho bầy cáo thành công mãi được. Việc qua mùa giải nào cũng phải xoay tua đội hình với không phải 1 bộ khung chính cũng khiến cho lối đá của đội bóng này bị ảnh hưởng. Đồng thời, Leicester City cũng có thể coi là 1 lò xay với các huấn luyện viên, khi số lần họ đổi người ngồi vào chiếc ghế nóng dẫn dắt câu lạc bộ cũng phải tương đương với FC “phản thầy” Chelsea.
Đó là những vấn đề về nội bộ, cách chuyển nhượng và còn 1 vấn đề nữa cũng vô cùng nhức nhối với đội bóng này đó là canh bạc tài chính. Sau chức vô địch ngoại hạng anh kì tích đó, giới chủ đội bóng đã sẵn sàng chi mạnh tay để cho The Fox có thể tham dự cup châu âu qua nhiều năm liền, dù không phải champions league thì cũng là Europe League. Lý do lớn nhất đó là tiền bản quyền truyền hình, dù nó không quá lớn song sẽ giúp bầy cáo quảng bá được hình ảnh câu lạc bộ, lẫn nhãn hiệu tài trợ. Và nếu thi đấu tốt, sẽ đưa các nhà đầu tư đến với đội bóng. Tuy nhiên, kế hoạch này đã sớm phá sản khi covid 19 ập đến, các câu lạc bộ trên toàn thế giới đều phải xoay tua để chống lại đại dịch toàn cầu này. Các nhân viên, cầu thủ đề bị cắt giảm chi phí và với Leicester City thì cũng không phải ngoại lệ. Họ không còn đủ khả năng để chi trả cho toàn bộ nhân viên và cầu thủ đội bóng 100% doanh thu nữa, việc cắt giảm sẽ giúp đội bóng tối đa hóa được sự hiệu quả của mình.
Nhưng điều này cũng không giảm sau khi đại dịch có phần chậm lại không có dấu hiệu bùng phát. Hồi tháng 3 vừa qua, theo báo cáo tài chính của đội bóng này, bầy cáo đã lỗ 92,5 triệu bảng anh, đây là con số kỉ lục với đội bóng này trong suốt chiều dài lịch sử đội bóng. The Fox trước đây luôn đảm bảo mức lỗ nhỏ hơn 50 triệu bảng anh để có thể xoay tua giữa các khoản phí, nhưng chính đại dịch đã khiến mọi kế hoạch tài chính hái ra tiền của họ bị phá vỡ.
Và khi mùa giải năm nay bắt đầu, cũng chẳng ai dám tin rằng Leicester City sẽ là 1 trong 3 câu lạc bộ xuống chơi tại giải hạng nhất khi mà chúng ta nhìn vào lực lượng của đội bóng này. Không hề tệ, vẫn còn có những ngôi sao như Vardy, Maddison hay Tielemans, đều là các cầu thủ đủ sức gánh team bên cạnh một số cá nhân trẻ như Barnes hay Thomas. Song, việc thiếu đi định hướng chơi rõ ràng trong giai đoạn giữa mùa giải và sự hụt hơi đến khó hiểu của họ đã phơi bày sự thật rằng “ngoại hạng anh giờ đây đã quá tầm với đội bóng này rồi”, và việc họ xuống hạng là điều hoàn toàn có thể xảy ra như một câu chuyện cổ tích. Khác ở chỗ, đó chẳng phải một viễn cảnh tươi đẹp gì như năm 2015/2016 huyền diệu mà chuyện cổ tích này chứa đầy sự u ám với câu lạc bộ.
Khi Everton vươn lên dẫn trước nhờ bàn của Doucoure, người hâm mộ Leicester vẫn chưa thôi hy vọng. Chỉ một bàn thắng gỡ hòa từ Bournemouth sẽ giúp "Bầy cáo" trụ lại hạng đấu cao nhất nước Anh. Khi trận đấu giữa bầy cáo khép lại, họ giành trọn vẹn 3đ và đang nuôi hi vọng sẽ có kì tích xảy ra khi mà trong trận đấu cùng giờ Everton cũng đang hòa Bournemouth và chỉ cần 1 bàn thắng nữa thôi của The Cherries, họ sẽ giúp bầy cáo ở lại với ngoại hạng anh. Các cổ động viên Leicester trên sân King Power liên tục nhìn vào điện thoại. Nỗ lực từ Bournemouth suýt khiến những người hâm mộ bầy cao được dịp ăn mừng, khi hàng thủ Everton vất vả cản phá ở những phút bù giờ. Song, động lực từ một đội bóng hết mục tiêu như Bournemouth không đủ để giúp "Bầy cáo". Họ cũng tiếc nuối như Dortmund tại Bundesliga vậy, họ đều thiếu đi bản lĩnh ở những thời điểm then chốt và đặt vận mệnh của mình vào tay kẻ khác để rồi nhận thất bại đáng tiếc.
Trên sân King Power, trong bầu không khí u ám bao trùm toàn bộ khán đài của đội chủ nhà Leicetser City. Các cổ động viên đội khách West Ham không quên buông lời chế giễu những kẻ chiến thắng. "Xuống hạng! Xuống hạng", vài cổ động viên đội khách còn không quên hát hát. Một số người khác thì hét lên: "Hãy nói lời chào với Milwall (đội bóng quen thuộc ở Championship - giải hạng Nhất Anh). Hãy nói lời chào với Milwall".
Nỗi đau của Leicester là lời nhắc nhở về thế giới Premier League hào nhoáng và khắc nghiệt mà "Bầy cáo" trải qua. Nhà vô địch nước Anh mùa 2015/16 từng là “câu lạc bộ kiểu mẫu” của Premier League, nhưng rơi xuống vực chỉ trong thời gian ngắn khi không còn có thể cạnh tranh kinh tế với phần còn lại của giải đấu. Cách chi tiêu của họ ngày càng cho thấy sự giống với những đội bóng mới lên hạng, khi muốn ăn xổi để đạt được thành tích cao. Điều đó dẫn đến hiện trạng tài chính như chúng tôi đã đề cập ở phần trên của video
Cựu huấn luyện viên Leicester, Brendan Rodgers, hiểu rõ nhất thực tế phũ phàng mà câu lạc bộ này phải trải qua. Đầu mùa giải, huấn luyện viên Rodgers chấp nhận việc giới chủ người Thái Lan của Leicester không thể tiếp tục đầu tư cho đội như những năm trước. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến khó khăn cho giới chủ Leicester. "Bầy cáo" thậm chí còn mua sắm ít hơn Southampton hay Leeds United, hai đội bóng cùng rớt hạng mùa này, trên thị trường chuyển nhượng.
Trong nỗ lực trụ hạng ấy, The Fox đã đem về Dean Smith, một người được coi là chuyên gia đưa các câu lạc bộ trụ hạng bên cạnh Sam Allardyce cũng không mang lại sự hiệu quả cho họ. Đội hình của Leicester mùa này thiếu chiều sâu và kém về chất lượng so với các đối thủ. Những mùa giải liên tục bán ngôi sao cho các câu lạc bộ lớn đã làm suy yếu nền tảng của Leicester.
Việc xuống hạng cũng đánh dấu một kỉ lục buồn với bầy cáo khi mà họ chính là đội bóng phải xuống hạng nhiều nhất ở giải đấu hàng đầu nước Anh với 12 lần. Họ cũng là nhà vô địch Ngoại hạng Anh thứ hai xuống hạng sau trường hợp của Blackburn Rovers. Một kết cục mà nhiều người hâm mộ bóng đá trung lập cảm thấy tiếc nuối.
Huấn luyện viên Leicester City Dean Smith - người thay thế Brendan Rodgers, tỏ ra không chấp nhận được với kết quả này: "Khi tôi đến đây, Leicester City còn 8 trận đấu và tôi nghĩ chúng tôi cần 11 điểm. Tuy nhiên, chỉ có 9 điểm mà thôi. Thật sự thất vọng, nó không thể như vậy được". Chia tay Ngoại hạng Anh, Leicester City cũng sẽ phải chia tay nhiều trụ cột trước mùa giải mới. Nếu muốn trở lại giải đấu hàng đầu nước Anh, họ sẽ phải thay đổi nhiều thứ, từ cách làm tài chính đến mô hình vận hành đội bóng. Hãy lấy Brighton làm thước đo cho sự hoàn hảo của một đội bóng tầm trung, khi ấy The Fox sẽ nhanh chóng quay lại EPL và trở thành một chút ngựa ô hoàn hảo như những gì mà chim mòng biển phía nam đang làm hiện tại. Cùng chờ xem, liệu giới chủ Thái Lan sẽ làm gì để có thể đưa Leicester City quay lại với giải đấu số 1 nước Anh nhé.